Nếu có offer hơn 35% thì liệu bạn có sẵn sàng nhảy việc
March 31, 2022Lại một bài nữa về chủ đề nhảy việc khi lang thang trên diễn đàn dạy nhau học thì gặp được chủ đề này. Với bài viết này mình xin phép được tổng hợp một số câu trả lời rất hay trên diễn đàn để thành một bài viết hoàn chỉnh.
Tính đến giờ mình cũng viết khá nhiều về chủ đề này rồi, bạn đọc có thể xem lại các bài mình đã viết bên dưới này nhé!
– Mùa nhảy việc
– Ổn định không phải là làm mãi ở một nơi, mà đi đâu cũng làm được!
– Câu chuyện phỏng vấn định kỳ– Khi tôi nói với sếp chuyện mình đi phỏng vấn?
– Đi đâu cũng dễ, cái khó là ở lại đâu thật lâu
– Đừng để vào công ty nào đó chỉ để tồn tại
– Lương – Minh bạch hay bí mật? Lý do phía sau nó và con đường phía trước bạn?
Ở bài viết, mùa nhảy việc thì mình có đề cập đến một vài lý do mà khiến một nhân viên suy nghĩ đến vấn đề nhảy việc. Tuy nhiên có những trường hợp, do mức độ cạnh tranh resource, công ty khác trả offer quá cao khiến cho một nhân viên không có ý định nhảy việc cũng phải đắn đo suy nghĩ chứ. Tiền mà, ai chẳng ham.
Và bài viết này cũng rơi vào trường hợp ngoại lệ như vậy.
Trên diễn dàn mình nhận thấy rằng đa phần anh em đều ra quyết định là nên nhảy, đơn giản là lương cao mục đích chính là công ty hút nhân sự mà.
Một số anh em khác thì suy nghĩ trước sau hơn chút phân tích điểm lợi và hại như:
Mặt lợi:
– Thay đổi môi trường mới, mở rộng tầm mắt. Sau khi làm qua một số công ty, bạn sẽ biết công ty nào tệ, công ty nào tốt, cách quản lý ra sao. Tầm nhìn của bạn sẽ không bị bó hẹp trong cách quản lý của 1 công ty, mà luôn có sự so sánh, trải nghiệm.
– Vì là môi trường mới, bạn sẽ học được cách làm việc mới, có những điều mới, đồng nghiệp mới khiến bạn phải thích nghi. Bạn tự so sánh và rút ra kinh nghiệm. Bạn sẽ học được những kỹ năng mà nếu ở một công ty quá lâu bạn sẽ không biết, vì mỗi nơi mỗi khác.
– Mức lương cao hơn và điều này không phải luôn là như thế.
– Nếu bạn có định hướng tự kinh doanh, mở công ty sau này, thì bạn nên có xu hướng nhảy việc sau một thời gian khoảng 3 năm, bạn nên trải qua nhiều phong cách quản lý khác nhau trước khi tham dự một lớp học về quản lý và kinh doanh riêng.
Mặt hại:
– Bạn phải từ bỏ những thói quen cũ, luôn sẵn sàng học những điều mới, rủi ro mới.
– Bạn không còn được xem là người kỳ cựu như ở công ty cũ, gặp khó khăn trong việc xây dựng lại mối quan hệ.
– Cuộc sống sẽ có phần xáo trộn vào mấy tháng đầu khi bạn qua cty mới.
– Có thể có những khó khăn mà người làm ở vị trí đó trước đây bỏ lại, bạn phải vào giải quyết đống shit đó.
– Lương cao lúc đầu, nhưng tăng lương định kỳ chưa thể biết trước được, có thể sau một thời gian lại bằng với công ty cũ nếu bạn ở lại.
Nhiều anh em khác đã từng ra quyết định chuyển qua công ty mới rồi nhưng lại so sánh không bằng công ty cũ thì lại đưa ra những lời khuyên giúp anh em suy nghĩ kỹ trước khi quyết định như:
– Trước khi quyết định, hãy nói rõ điều mình mong muốn với công ty cũ và mong họ xem xét đáp ứng. Nhưng trên tinh thần mình thật sự muốn cống hiến cho công ty chứ không phải muốn chơi game được mất với họ. Nếu họ không thể đáp ứng được mình suy nghĩ tiếp điều thứ 2
– Được và mất khi ra đi. Được thì quá rõ ràng như mức lương, đãi ngộ, kinh nghiệm mới, gặp những người mới… Mất thì phải tự giả định như sếp không tốt, công ty khắc nghiệt, cạnh tranh ngành quá cao, văn hóa không phù hợp
– Nếu đã quyết ra đi, xin đừng phủi tay với công ty cũ. Hãy hỗ trợ họ trên những dự án mình còn dang dở, và nghe ngóng tình hình nếu mình thật sự muốn trở lại (nhưng nên là một tâm thế khác). Present của mình với sếp/team hiện tại càng nhiều thì họ sẽ nhận ra họ cần mình như thế nào. Và họ sẽ cân nhắc việc mời mình về. Tất nhiên lúc đó phải tăng lương và thăng chức.
Rồi kết lại rằng, mức lương tốt cũng chưa chắc là tốt! Nhưng không đi thì mình lại cứ kiểu đứng núi này trông núi kia, mà thật ra không biết núi bên kia có vàng hay bom mìn.
Đối với bản thân mình, thì mình biết giá trị của mình ở đâu, và mình ra quyết định dựa trên sự tăng trưởng của giá trị đó. Nếu mức lương cũ không còn tương xứng với giá trị hiện tại của bản thân nữa mà không thương lượng được và đã được đánh giá qua những cuộc phỏng vấn định kỳ thì có lẽ mình sẽ quyết định nhảy việc.
Kết lại bằng một bài viết khá hay này nhé! “Nhảy việc vì lương? Sự thay đổi của thành công hay thất bại!“
Chúc bạn có một quyết định đúng đắn!