Một số điều cho lập trình viên ngày đầu đi làm công ty mới

Một số điều cho lập trình viên ngày đầu đi làm công ty mới

November 13, 2022 0 By Nam Vu

Nhảy việc, chuyển công ty, những ngày mới đi làm còn bỡ ngỡ nhưng có một số điều cần ghi chú lại cho những khi mình cũng như bạn chuyển sang một môi trường mới dù cho là bạn đang ở vị trí nào đi chăng nữa.

Thật tốt khi bạn nắm được một số thông tin của dự án và những mảng công nghệ mà bạn sẽ phải đảm đương trong buổi phỏng vấn mà người phỏng vấn nói cho bạn. Tuy nhiên nó cũng không phải là khó khăn gì khi người phỏng vấn không nói cho bạn. Bạn có thể tìm nó trong bản mô tả công việc khi mà bạn ứng tuyển vào vị trí nào đó trong công ty.

Chẳng hạn như công nghệ cụ thể như dotnet, rest api, docker, hay những phần mềm hỗ trợ quản lý dự án như Azure boards, jira…

Còn nếu vẫn không tìm thấy mô tả nữa thì bạn có thể làm rõ nó với người quản lý trực tiếp bạn hay thông qua đội ngũ nhân sự để làm rõ trước ngày nhận việc.

Điều thứ hai mà mình thấy phải làm trong ngày đầu tiên nhận việc đó là nhận các accounts máy và mạng lưới nội bộ công ty. Khi này bạn sẽ phải cấu hình lại một số thông tin trong profile account của bạn để xác nhận quyền truy cập này của bạn thuộc account cá nhân.

Bên cạnh đó, hãy kiểm tra các quyền và setup môi trường. Nhiều công ty có những phần mềm được phép cài và chỉ được phép cài nó, khi bạn cần thêm những công cụ nào khác thì thường phải request yêu cầu mới được phép cài. Hoặc một số phần mềm cần quyền admin của máy trong khi account máy bạn nhận bị giới hạn quyền này quyền kia cũng ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn.

Một điều nữa mà bạn cần lưu lại đó chính là các đường link của tổ chức. Nếu bạn dùng trình duyệt web hay bookmarks lại những kênh của tổ chức cũng như dự án để có thể truy cập được nhanh hơn khi cần.

– Email và các kênh liên lạc các bên bạn làm việc cùng.

– Website link (môi trường dev test staging production) cùng với các version nếu có

– Source code, nơi chứa mã nguồn cùng với tên nhánh, các version nếu có

– Link sprint board cùng với các kênh quản lý tasks

– Link các kênh CI/CD liên quan đến deploy và các bản build

– Link các Api hay endpoints các môi trường

– Link các servers hay services cloud trên các môi trường

– Link health check, message queue, logging, tracing trên các môi trường

– Link các tài liệu wiki dự án hay requirement mô tả các tasks

– Một số link khác liên quan đến HR, IT, Helpdesk, logwork

Nếu bạn lo xa nếu phải OT hay là cần WFH đột xuất thì nên chuẩn bị trước máy móc, môi trường, công cụ cũng như các phần mềm remote thông qua mạng nội bộ công ty, các account vpn để có thể truy cập từ xa.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ những thứ trên cho tuần đầu tiên rồi thì bạn nên nắm được những thứ dưới đâu để có thể tiếp cận dự án một cách nhanh nhất.

– Biết được vai trò của bạn trong dự án, người bên trên bạn làm việc trực tiếp là ai, những bộ phận nào giải quyết những vấn đề nào nếu phát sinh.

– Hiểu nghiệp vụ logic của dự án từ overview đến chi tiết phần bạn đảm nhận

– Tìm hiểu quy trình làm việc giữa các thành phần trong dự án, kênh làm việc cũng như các quy định chung của dự án

– Nắm được kiến trúc của dự án và các tài liệu liên quan.

– Cấu trúc cơ sở dữ liệu của dự án và những ràng buộc trong cơ sở dữ liệu

– Các layers, design, pattern, components trong dự án nếu đã xây dựng, còn nếu chưa có thì bạn có thể vừa tìm hiểu vừa vẽ lại để có thể nắm chắc hơn.

– Nắm được git flow và các nhánh, các rule trong việc tạo tên nhánh và pull request cho ai, ai review và resolve như thế nào.

– Đọc kỹ các convention và các rule trong dự án cũng như công ty.

– Học các sử dụng các công cụ cũng như các cách thức debug trong dự án. Các làm việc trao đổi giữa các services.

– Điều cuối cùng chính là học cách hỏi!

Trên đây là những thứ mà tự bản thân mình ghi chú lại trong quá trình nhảy việc cũng như tiếp cận một môi trường dự án mới. Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp cho bạn được phần nào lạc lõng trên chặng đường sắp tới.

Chúc bạn thành công!

#ntechdevelopers