Mối tương quan của các thành phần trong hệ sinh thái microsoft power platform
March 4, 2021Bài viết trước mình có giới thiệu các thành phần cơ bản trong hệ sinh thái của microsoft power platform, bạn đọc có thể xem lại tại đây
# http://blog.ntechdevelopers.com/microsoft-power-platform-va-he-sinh-thai-moi/
Bài viết này mình muốn xâu chuỗi các thành phần trong hệ sinh thái này thành một bức tranh tổng quát giúp bạn hình dung được sự mạnh mẽ của nó.
Bắt đầu nhé!
Giống như hệ sinh thái của Apple, một thành phần trong Microsoft Power Platform thì thực sự không quá nổi trội và đặc biệt so với các công nghệ tương tự, nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau thì lại tạo thành một hệ sinh thái hoàn hảo.Mình đi ví dụ từ Apple, khi bạn mua Iphone nó chẳng có gì đặc biệt khi cấu hình thua xa các hãng khác, gần đây thiết kế cũng thua các hãng mới, độ bền hay pin cũng thua luôn; Apple Watch cũng vậy nếu không có Iphone đi cùng thì nó cũng chẳng có gì để nói, Air Pod hay IPad, IMac và Macbook cũng có những thế mạnh riêng của nó nhưng không phải là quá nổi trội, nhưng khi kết hợp tất cả các đồ công nghệ của Apple lại với nhau thì bạn lại có một trải nghiệm cực kỳ hoàn hoản, những trải nghiệm người dùng của bạn được đẩy lên một đẳng cấp mới, đó chính là cái mà Apple theo đuổi, kể cả những công nghệ ra sau như Apple TV+, IMusic, INew cũng đều nằm trong hệ sinh thái này. Điểm mấu chốt ở đây là khi khách hàng tham gia vào hệ sinh thái này rồi thì việc hút máu lấy tiền của khách hàng cực kỳ dễ, nếu bạn dùng một thiết bị ngoài với thiết bị Apple bạn thường mất tiền mua những thứ chuyển đổi hay những phần mềm buộc phải tương thích với Apple mới chịu, điều này khiến họ nắm đằng chuôi và muốn hét giá sao thì hét😛
Lan man vậy thôi, nhưng Microsoft cũng muốn làm điều tương tự với những công nghệ mà có sẵn và có nền tảng từ trước để phát triển một hệ sinh thái của Microsoft. Không phải bây giờ họ mới hướng tới mà đến bây giờ thì hệ sinh thái này mới dần lộ diện hết các thành phần bên trong. Mình sẽ lộ diện các thành phần trong hệ sinh thái của Microsoft trong các bài viết sắp tới nhé!
Nói thêm một chút về low-code, bài viết trước mình cũng đã đề cập tới em nó, nhưng tại sao Microsoft lại muốn đi con đường này.
Đối với phát triển phần mềm thì quy trình phát triển mang một ý nghĩa rất quan trọng để có thể đưa ra một sản phẩm. Đầu tiên phải quy trình thác nước Waterfall, để có được phần mềm thì bạn thường phải trải qua 4 bước cơ bản Design – Develop – Test – Release. Khá là mất thời gian và khó có thể nhận được một thay đổi hay nhìn thấy kết quả phản hồi từ phía khách hàng được.
Thế rồi Agile xuất hiện đã giúp cho Waterfall khắc phục điểm yếu này, vẫn 4 bước trên nhưng Agile lại chia nhỏ quá trình và làm từng mảng trong tường bước một cách song song để có thể cho ra những phần nhỏ của sản phẩm có thể nhìn ngắm sờ nắm được và dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu thay đổi từ phía khách hàng, thường khách hàng chỉ có ý tưởng trong đầu thôi, để đến thực tế như họ hình dùng sờ nắm được nó khác nhau nhiều lắm😄
Nhìn vào hình vẽ trên thì để có được bản bạn nhìn thấy lần đầu demo cho khách hàng cũng phải trải qua một quá trình mới có được (tức là First MVP nằm cuối quy trình), vậy là Agile version 2 ra đời đẩy First MVP lên ngay bước thứ hai và giảm thiểu quy trình code và deploy xuống. Khi này low-code ra đời từ đây.
* WYSIWYG (what you see is what you get)
* First MVP (first minimum viable product )
Để có được quá trình low-code, code ít nhất có thể và tối đa được mọi quy trình phát triển phần mềm thì Microsoft đưa ra những thành phần trong hệ sinh thái như sau:
Thứ nhất ai biết đến Microsoft chắc ngoài windows ra thì bạn có biết đến bộ công cụ office nhỉ, vài năm gần đây phát triển của mảng này chính là Office 356 thì mọi tác vụ văn phòng của bạn được thực đưa hết lên cloud internet hết cả rồi
Thứ hai khi nói đến cloud chắc anh em dev dường như không thể bỏ qua Azure, một nền tảng cloud đáng gờm đối với phát triển phần mềm.
Tiếp đó là phần không thể thiếu được đối với bất kỳ phần mềm nào đó là cơ sở dữ liệu , từ SQL Server làm nền tảng thì Microsoft đang dần dịch chuyển thành các hệ quản trị cơ sở theo hướng đi nghiệp vụ hơn.
Nói đến nghiệp vụ thì họ lại gối chân hình thành các workflow business như Power Automate, UI Flow để xây dựng các nghiệp vụ rẽ nhánh được dễ dàng hơn, bạn chỉ việc kéo thả và sắp xếp các nghiệp vụ còn lại để họ lo😄
Đi sau những nghiệp vụ là những phần report hay phân tích dữ liệu thì họ lại khuyên là em ơi hãy dùng Power PI của anh đi.
Dạo gần đây có hot trend AI hay Machine Learning nổi lên thị học cũng đi tắt đón đầu với công nghệ ML Workflow, Azure AI hay AI Builder nhé
Về vấn đề lưu trữ các tài liệu thì học có One Driver Business hay Share Point giúp bạn đến tận chân tơ kẽ tóc.
Về quản lý các account phân quyền, hạn chế truy cập xuyên suốt hệ sinh thái thì Microsoft đưa ra Dynamics 365.
Để có thể giao tiếp tương tác các member với nhau thì bạn đừng lo đã có Outlook và Microsoft Team có thể tích hợp low-code vào hệ sinh thái trên nhé.
Hay để tự động hoá việc giao tiếp lấy thông tin từ khách hàng thì bạn có thể sử dụng Power Virtual Agents
Cuối cùng là để thiết kế một ứng dụng web hay mobile với những thao tác đơn giản từ việc kéo thả như webform đã từng làm thì họ đưa ra Power App để có thể phát triển ứng dụng kết hợp tất cả các thành phần trong hệ sinh thái trên một các liên hoàn.
Đến đây bạn hiểu là hệ sinh thái của Microsoft khủng như thế nào rồi chứ, điều đáng nói ở đây là mức phí dịch vụ của một số phần trong hệ sinh thái không hề nhỏ đâu nhé, nó đang hút máu bạn giống như Apple đã và đang làm đó, hãy thận trọng và cân nhắc nhé.
[…] Bài viết trước mình có đề cập đến hệ sinh thái của Microsoft power platform, bạn đọc có thể xem lại tại đây# http://blog.ntechdevelopers.com/moi-tuong-quan-cua-cac-thanh-phan-trong-he-sinh-thai-microsoft-power… […]
[…] + https://blog.ntechdevelopers.com/microsoft-power-platform-va-he-sinh-thai-moi/ + https://blog.ntechdevelopers.com/moi-tuong-quan-cua-cac-thanh-phan-trong-he-sinh-thai-microsoft-powe… + https://blog.ntechdevelopers.com/tong-quan-ve-microsoft-power-apps/ – DevExpress […]