Cha nội Murphy làm hại anh chị em ta rồi! Tranh luận nhé!

Cha nội Murphy làm hại anh chị em ta rồi! Tranh luận nhé!

October 23, 2020 0 By Nam Vu
Hôm trước trong bài viết về Entropy mình có đề cập đến định luật Murphy.
Nếu bạn nào chưa đọc thì có thể đọc lại tại đây nhé!
Hôm nay, mình sẽ cùng bàn xem Murphy thực sự là khoa học hay chỉ là ngầu nhiên.
Trước tiên mình nhắc lại về định luật bánh bơ này 1 chút nhé!

Định luật Murphy khẳng định: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!
Nếu người Việt có thành ngữ: “họa vô đơn chí” thì người Mỹ cũng có “Định luật Murphy” (Murphy’s Law) vô cùng thông dụng.
Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: Anything that can go wrong, will go wrong. Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.
“Nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.”
Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Chẳng hạn như bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.
Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.
Rồi còn có hẳn một phương trình cho định luật này và nó còn được cả giải nobel nữa chứ! Thật không thể tin được.
###Công thức###
Trong đó, P M là xác suất xảy ra tình huống xấu. K M là hằng số Murphy. F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉ tính phức tạp của vấn đề, I là tầm quan trọng của kết quả. Các thông số C, U, I và F có thang điểm từ 1-10. (Không có trích công thức đâu)
Thôi bỏ qua abc, xyz đi. mình có dẫn công thức các bạn cũng không quan tâm đâu. :)))
NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo mét với đơn vị đo của Anh khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA đâm sầm xuống Hỏa năm 1999.
Định luật bánh bơ còn được lấy làm nguồn cảm hứng để các nhà làm phim Đài Loan cho ra đời tác phẩm “Định luật tình yêu Murphy”, công chiếu vào năm 2015
Ở Việt Nam có câu: “Ghét của nào trời cho của đó”, có lẽ cũng phản ánh khía cạnh nào đó của định luật trên.
Nhiều nhà khoa học phản đối định luật này, họ xem đó là sự ngẫu nhiên với lý luận định luật Murphy chẳng có gì là khoa học cả, còn bạn thì sao bạn có tin hay không tin vào nó.
Cùng đưa ra bài học cho bản thân nhé
Như mình thì một thằng dev cứ mỗi lần fix bug a nó lại tòi ra bug b,c,d. Chán lắm cơ các bạn ạ
=> Nếu bạn tìm ra giải pháp cho một vấn đề thì nó luôn nảy sinh vấn đề mới
=> Trong mọi phép toán, những con số có vẻ hiển nhiên đúng chính là nguyên nhân gây sai lệch
=> Nếu có 2 cách giải quyết, một tốt một xấu, bạn có thể sẽ đi theo cách xấu. Đen thôi đỏ quên đi :d
=> Nếu bạn email cho sếp 2 câu hỏi thì họ sẽ trả lời cho câu hỏi ít quan trọng hơn hoặc chẳng liên quan quái gì
=> Bạn cố gắng OT để giải quyết 80% công việc thì yên tâm đi mục tiêu sẽ phát sinh 20% vấn đề khác. Thôi xong!!
=> Code là phải có bug, và bug gây hậu quả nghiêm trọng chắc chắn sẽ xảy ra. Boom boom boom!
=> Nếu bạn nói dối tester ư, yên tâm sớm muộn gì tất cả mọi người trong dự án sẽ biết đến bạn nói dối :)))
=> Nếu bạn tìm cách làm vừa lòng khách hàng ư, Ngon – Bổ – Rẻ. Có lẽ họ sẽ phải buồn vì một phương diện nào đó thôi. Cho vừa lòng ai đây!!