#4 Chiến lược kiểm thử hiệu năng Spiderum – Đừng vội! hãy hiểu bản chất vấn đề với API Testing

#4 Chiến lược kiểm thử hiệu năng Spiderum – Đừng vội! hãy hiểu bản chất vấn đề với API Testing

November 4, 2020 3 By Ntech Developers

Tiếp tục bài viết vọc phá spiderum nhé!

Bài trước mình có nói sơ qua về chiến lược Manual Test Overview để nắm được kịch bản chức năng của spiderum trước khi đi vào kiểm thử hiệu suất của trang này.

Tuy nhiên khoan hãy nghĩ điến chuyện kiểm thử hiệu suất vội, đơn giản là chúng ta phải hiểu được bản chất của một website là mô hình client-server. Người dùng sẽ thao tác trên trình duyệt web và gọi tới một máy chủ mang tên hosting quản lý server thông qua con số định danh IP loằng ngoằng và có cái tên vô cùng dễ nhớ chính là tên miền (domain) spiderum.com mà bạn đang thấy.

Để hiểu thêm bạn có thể tìm đọc bài dưới đây của mình nói về kiến trúc Server-Client nhé!

Được rồi hiểu đơn giản phía client chính là mấy ông hay gọi là Frontend sẽ gọi hay phát một tín hiệu gì đó tới server hay mấy ông gọi là Backend.

Vậy cái trao đổi ở thông tin dữ liệu qua lại giữa cái tương thẳng vào mắt bạn hình ảnh nội dung này và cái nội dung hậu cần cong đít xử lý thuật toán nọ kia mang tên là API nhé!

API là viết tắt của Application Programming Interface – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau. Nó cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng, từ đó có thể trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

Để hiểu rõ hơn API là gì, hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong một nhà hàng, trước mặt bạn là menu để gọi thức ăn. Nhà bếp là một phần của “hệ thống”, nơi sẽ chuẩn bị những món ăn mà bạn gọi. Tuy nhiên, làm thế nào để nhà bếp biết được bạn muốn ăn món nào?

Và làm sao để họ phân phối thức ăn đến bàn của bạn?
Đây là lúc cần đến sự xuất hiện của người phục vụ, đóng vai trò như API.
Người phục vụ (hay API) sẽ nhận yêu cầu từ bạn và truyền đạt với nhà bếp (hệ thống) những thứ cần làm. Sau đó người phục vụ sẽ phản hồi ngược lại cho bạn, trong trường hợp này, họ sẽ mang thức ăn sau khi nhà bếp hoàn thành đến tận bàn cho bạn.

API testing là một loại kiểm thử phần mềm liên quan đến việc kiểm thử các giao diện lập trình ứng dụng (APIs) một cách trực tiếp và là một phần của kiểm thử tích hợp để xác định xem hệ thống có đáp ứng các yêu cầu về tính năng, độ tin cậy, hiệu suất và bảo mật.

Đi từ tầng dưới kim tự tháp lên trên, chi phí liên quan đến việc tạo ra và duy trì các phương pháp kiểm thử, thời gian thực hiện kiểm thử, phạm vi kiểm thử sẽ tăng lên. Các kim tự tháp tự động (Automation pyramid) nói rằng bạn nên làm nhiều hơn nữa kiểm thử tự động thông qua Unit test và API hơn là kiểm thử dựa trên GUI.

Vậy dùng gì để test Api đây?

Vâng, Postman chính là một công cụ cho phép chúng ta thao tác với API, phổ biến nhất là REST. Postman hiện là một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong thử nghiệm các API. Với Postman, ta có thể gọi Rest API mà không cần viết dòng code nào.

Postman là môi trường phát triển API hoàn chỉnh duy nhất. Ngày nay, có khoảng 6 triệu nhà phát triển, và hơn 200 nghìn công ty sử dụng bộ công cụ tích hợp toàn diện này để hỗ trợ mọi giai đoạn của vòng đời API.

Với Postman, bạn có thể thiết kế, mô phỏng, gỡ lỗi, kiểm tra, tài liệu, theo dõi và xuất bản tất cả các API của mình ở một nơi.
Khi mới bắt đầu với postman, bạn sẽ cảm thấy hơi khó khăn trong cách sử dụng. Khi bạn đã làm chủ được postman rồi thì bạn sẽ thấy được việc gọi các Rest API (Google, Amazon, Facebook,…) sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Lý do sử dụng postman

Sử dụng Collections (Bộ sưu tập) – Postman cho phép người dùng tạo bộ sưu tập cho các lệnh gọi API của họ. Mỗi bộ sưu tập có thể tạo các thư mục con và nhiều yêu cầu (request). Điều này giúp việc tổ chức các bộ thử nghiệm.

Collaboration – Collections và environment có thể được import hoặc export giúp chia sẻ tệp dễ dàng.

API Testing – Test trạng thái phản hồi HTTP.

Gỡ lỗi – Bảng điều khiển Postman giúp kiểm tra dữ liệu nào đã được truy xuất giúp dễ dàng gỡ lỗi kiểm tra.

Ưu điểm:

– Cho phép gửi HTTP Request với các method GET, POST, PUT, DELETE.
– Cho phép post dữ liệu dưới dạng form (key-value), text, json.
– Hiện kết quả trả về dạng text, hình ảnh, XML, JSON.
– Hỗ trợ authorization (Oauth1, 2).
– Cho phép thay đổi header của các request.

Việc sử dụng Postman rất đơn giản. Bạn chỉ cần chọn method, điền URL, thêm các thông tin cho body, header trong những trường hợp cần thiết, rồi nhấn SEND. Việc của bạn là đợi và Postman sẽ cho bạn kết quả trả về nó có hình thù như thế nào.

Bạn hỏi tôi là tôi nói tôi kiểm thử hiệu suất (Performance tesing) cơ mà? Liên quan khỉ gì đến test APIHaha, có lý do cả đó. Bài viết sau sẽ rõ nhé!