Work from home của anh em lập trình viên sẽ như thế nào?

Work from home của anh em lập trình viên sẽ như thế nào?

December 13, 2021 0 By Nam Vu

Work from home là chính sách cho phép nhân viên có thể làm việc tại nhà trong một số ngày nhất định của tháng, hoặc cho phép làm việc cố định từ xa. Chế độ này có thể được áp dụng với tất cả các nhân viên hoặc với một số vị trí nhất định, tuỳ theo yêu cầu của công việc.

Chính sách Work from home (hay còn gọi là Work remote) dần trở nên quen thuộc và trở thành một lợi thế trong cuộc chiến thu hút ứng viên của nhiều công ty nhất là trong thời kỳ dịch bệnh như thế này.

Rõ ràng ai cũng thích một khoảng thời gian tự do nhất định trong công việc, vì thế Work from home (WFH) như một chính sách tuyệt vời giúp nhân viên cảm thấy không bị quá gò bó. Nhưng có phải lúc nào WFH cũng mang đến đúng những lợi ích như kỳ vọng? Hay một cách vô tình, chính sách này lại trở thành kẽ hở khiến nhà quản lý mất đi sự kiểm soát cần thiết với chất lượng làm việc của nhân viên?

Với công việc hiện tại của mình, cho đến thời điểm này mình đã làm WFH hơn 9 tháng rồi. Phải nói là rất rất buồn chán khi mình là một người thích văn phòng hơn. Tuy nhiên mình cũng xin mạn phép đưa ra một số ưu và nhược điểm của WFH bên dưới để anh em tranh luận nhé!

Lợi ích của WFH:

– WFH là nhân viên có thể cân bằng chất lượng cuộc sống cũng như công việc một cách dễ dàng hơn.
Làm việc trong một không gian thân thuộc và yên tĩnh giúp ta tăng độ tập trung lên đáng kể, thúc đẩy sự sáng tạo và tốc độ hoàn thành công việc. Từ đó, ta có thêm thời gian cho những thói quen và sở thích cá nhân.

– WFH sẽ phần nào giúp mỗi người có thể bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
Vào những ngày thời tiết xấu hay chất lượng môi trường thấp thì chắc chẳng ai muốn đi lại ngoài đường cả. Đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh covid như bây giờ thì đúng là việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình là quan trọng nhất.

– WFH giúp nhân viên khi ở nhà có thể tiết kiệm thời gian đi lại, có quyền lựa chọn khung giờ làm việc linh hoạt.
Làm việc ở nhà miễn sao công việc được hoàn thành theo yêu cầu và đạt chất lượng cao nhất thì các công ty cũng có thể tiết kiệm được các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất khi có những nhân viên làm việc tại văn phòng.

Mặt trái của WFH:

– Nếu người quản lý không có quy định rõ ràng về WFH, họ sẽ dễ mất quyền kiểm soát
Làm sao để biết được nhân viên đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không đạt kết quả tốt, hay người ta chỉ làm việc qua loa cho xong deadline? Nói thì nói vậy thôi chứ đối với lập trình viên nếu chạy theo mô hình agile thì tiến độ cũng được theo dõi phần nào, anh em chỉ cần quan tâm đến task và deadline sau đó thôi, cũng nhẹ nhàng hơn cho người quản lý.

– Việc giao tiếp giữa nhân viên với lãnh đạo, đồng nghiệp cũng dễ trở nên kém hiệu quả.
Dù có bao nhiêu công cụ hỗ trợ thì việc họp trực tuyến vẫn khó đạt hiệu quả như khi thảo luận face-to-face. Chưa kể, chuyện internet yếu, nhiều tạp âm cũng khiến ta mất kha khá thời gian điều chỉnh. Lâu dần, sự giao tiếp sẽ trở nên kém hiệu quả, các cá nhân dần tách biệt và mất đi tiếng nói chung trong công việc.

Vậy đó, có lợi có hại của WFH, khác với làm việc freelancer chủ động về mặt thời gian hơn, và thường là làm một mình, thì WFH cũng có nhiều điểm tương đồng cũng có nhiều điểm khác mà bản thân mỗi chúng ta buộc phải tuân theo. Nó có thể là quy định của công ty, của dự án, của sếp hay những quy định bất thành văn không ai nói ra nhưng vẫn phải làm.

Với mình sau một thời gian dài WFH thì mình nhận ra được một số tips khi làm việc tại nhà:

– Daily stand-up time: cái này chắc anh em làm agile hiểu rõ, sáng nào cũng meeting report riết thành quen, nhưng trước khi meeting mình thường check lại những thứ đã đang và sẽ làm cùng với những issue nên mình thường bắt đầu làm việc trước lúc meeting sáng khoảng 30-40 phút.

– Dev update proccess: đến 5h30 chiều, chúng mình cùng ngồi lại một lần nữa để cập nhật cho team về quá trình làm việc cùng những vấn đề gặp phải trong ngày. Từ đó, không chỉ leader nắm bắt được quá trình làm việc của mỗi thành viên mà team cũng có thể giúp nhau giải quyết những khó khăn ngay lập tức.

– Thói quen cá nhân: 

   + Tắt mọi kênh thông báo: mình đã từng rơi vào tình trạng cả một ngày chỉ toàn call và chat, không tập trung làm được việc gì. Mặc dù nó là công việc nhưng mà nó khi một thông báo ai đó hỏi vấn đề gì thường cắt ngang quá trình làm việc của mình, rất khó tập trung khi làm việc những task khó. Khi này mình thường tắt thông báo và check những tin nhắn hay thông báo sau khi đã giải quyết xong công việc cần ưu tiên trước.

    + Chọn khung thời gian làm việc hiệu quả: tương tự làm freelancer thì ngoài 2 cuộc họp bên trên là bắt buộc mỗi ngày thì mình sẽ lựa thời gian hoạt động hiệu quả nhất trong ngày chỉ tập trung vào code. Anh em trong ngành sẽ hiểu rằng miễn sao hoàn thành task hiệu quả là được và không ai tập trung full 8 tiếng liên tục được, vậy nên tìm cho mình thời gian tập trung và chia thành những quãng xen kẽ thời gian khác có lẽ là điều nên làm

    + Ghi chú: điều này mình đề cập rất nhiều trên blog cá nhân của mình, có thể đây là thói quen cá nhân thôi, nên tùy anh em có thể áp dụng nếu thích. Nhiều khi nhiều việc nhiều người gọi điện liên tục, trong khi mình đang dở dang công việc hiện tại thì ghi chú lại có lẽ là một cách hiệu quả.

– Setup góc làm việc gọn gàng hợp lý nó sẽ tạo cảm hứng làm việc cho bạn.

– Ăn uống điều độ và đầy đủ: mình đã từng bỏ bữa xuyên trưa để làm việc, được một thời gian xuất hiện triệu chứng đau bao tử, từ đó chừa rồi, nhưng bạn cũng đừng ăn uống suốt ngày nhé, không tập trung được đâu.

Trên đây là những gì mình đã trải qua về thời gian WFH, cho đến hiện tại công ty mình vẫn chưa có tín hiệu gì đi làm trên văn phòng trở lại, thực sự với mình thì ở nhà rất tù túng và rất muốn đi làm trở lại. 
Hi vọng dịch dã qua đi để anh em chúng ta cùng quay về với quỹ đạo trước kia của mình nhé!

Chúc anh em WFH vui vẻ!


#ntechdevelopers