Technical debt – Có nợ ắt phải trả mà chẳng dev nào muốn trả cả

Technical debt – Có nợ ắt phải trả mà chẳng dev nào muốn trả cả

November 19, 2021 0 By Nam Vu

Technical debt được biết đến là một món nợ kỹ thuật mà đa số các lập trình viên đều đã , đang và sẽ gặp phải. Tuy nhiên không ít người chưa hiểu rõ Technical debt là gì và Technical debt có thật sự nghiêm trọng hay không khi nó là một “món nợ”. 

Bài viết này mình sẽ lý giải toàn bộ thắc mắc của bạn.

Technical debt là gì?

Lập trình viên nào cũng từng đau đầu khi đối mặt với deadline. Mục đích của deadline là đảm bảo dự án phát triển đúng tiến độ, tăng sự kỷ luật khi làm việc. Tuy nhiên, không phải deadline nào cũng được hoàn thành đúng tiến độ. Vì rất nhiều lý do mà các lập trình viên phải sử dụng những “giải pháp tạm thời” để xử lý deadline. Tất nhiên đây không phải là cách tối ưu, những giải pháp tạm thời này có thể gây khó khăn cho việc bảo trì về sau.

Vậy Technical debt là gì? Technical debt được hiểu là khoản nợ kỹ thuật xuất hiện do sử dụng những giải pháp tạm thời như vậy. Bên cạnh yếu tố deadline, nợ kỹ thuật cũng có thể xuất hiện do sự cẩu thả khi code của lập trình viên hoặc sự non kém trong kỹ năng xử lý tình huống khi code. Ban đầu, số nợ kỹ thuật còn rất ít. Tuy nhiên theo thời gian thì số nợ này trở nên chồng chất. Tình huống tệ nhất là người lập trình viên không thể trả nợ, gây nên những hậu quả về sau. Thậm chí nhiều chương trình còn không thể dùng được do sự xuất hiện dày đặc của Technical debt

Lý do khiến Technical debt ngày càng nhiều

Một số lý do cụ thể khiến Technical debt càng ngày càng nhiều là:

– Lập trình viên tái sử dụng code đã viết một cách dày đặc. Một số tình huống chỉnh sửa không đúng cách dẫn đến trùng lặp

– Lạm dụng hàm if mỗi lần có requirement mới, khi mở rộng code liên tục có thể xảy ra tình trạng có quá nhiều if

– Không fix bug triệt để hoặc chỉ fix tạm phần ngọn

Technical debt là món nợ mà lập trình viên nào cũng có thể gặp phải. Nợ kỹ thuật tăng dần trong quá trình code, tuy nhiên không gây nguy hiểm quá nhiều trừ khi Technical debt chồng chất quá nhiều mà không được xử lý.

Cách giải quyết Technical debt đơn giản nhất

Trả nợ khi nợ chưa trở nên quá lớn là điều bạn cần làm. Xử lý Technical debt kịp thời sẽ tránh những hậu quả khôn lường về sau. Tốt nhất bạn nên dọn code thường xuyên để đảm bảo không tồn đọng quá nhiều Technical debt.

Dọn code thường bao gồm các công việc:

– Cải tiến code (refractor code): Lập trình viên cần cải tiến code, không nên để code xấu trong mã nguồn ứng dụng.

– Viết lại code (rewrite code): Khi đã tiến hành cải tiến code mà tình hình vẫn không được cải thiện hãy viết lại code. Hãy xóa bỏ toàn bộ code cũ và bắt tay vào viết code mới.

– Xóa đoạn code không dùng tới: Technical debt là món nợ rất khó tránh trong quá trình code. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể hạn chế điều này bằng cách thường xuyên loại bỏ những đoạn code không dùng tới để tránh hiện tượng duplicate code

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về nợ kỹ thuật – Technical debt. Khi gặp nợ kĩ thuật, người lập trình viên không cần quá lo lắng. Chỉ cần bạn nhớ xử lý các món nợ kỹ thuật càng sớm càng tốt trước khi món nợ ấy lớn vượt ngoài tầm kiểm soát. Mong rằng qua những chia sẻ về Technical debt là gì sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về nợ kỹ thuật và trang bị phương pháp xử lý Technical debt hiệu quả.

Ngoài ra dưới đây là một số bài viết khác liên quan đến món nợ này:

8 lời nói dối của lập trình viên – Khổ tâm ghê!
Theo bạn lập trình viên có phải kiểm thử code của họ không?
Bug, Debug, Fixbug quan trọng đến thế sao? Tại sao dev lại ghét sâu bọ!
GoF Design Patterns – Nó là gì mà tại sao các senior bắt buộc phải biết!

#ntechdevelopers