2 cách giúp bạn nâng cao kỹ năng mỗi ngày để trở thành Software Architect

2 cách giúp bạn nâng cao kỹ năng mỗi ngày để trở thành Software Architect

August 13, 2021 0 By Ntech Developers

Mình đã có bài viết về các kỹ năng cần có để có thể trở thành Software Architect, nhưng có vẻ nó khá chung chung để bạn có thể phát triển nó hằng ngày. Ở bài viết này mình sẽ tóm lược ngắn gọn 2 cách giúp bạn phát triển kỹ năng để có thể trở thành một kiến trúc sư phần mềm mỗi ngày thông qua những task làm việc thường nhật.

– Tìm 2 hoặc nhiều hơn những giải pháp và cách giải quyết cho mỗi một vấn đề
Khi nhận một task của sếp, thử cố gắng tìm ra ít nhất 2 cách làm để giải quyết bài toán ban đầu thử. Điều này không những giúp bạn phát triển được tư duy giải quyết vấn đề mà còn giúp bạn suy nghĩ được nhiều góc nhìn cho một vấn đề. Liệt kê và phân tích từng giải pháp, đánh giá mặt lợi mặt hay của từng giải pháp và chon ra một giải pháp mà bạn cho là tốt hơn. Hãy đặt những câu hỏi tại sao cách A hơn cách B, tại sao chọn cách B, có thể về chi phí thi công, độ khó, độ phức tạp, hiệu suất…Điều này cũng giúp cho bạn thể hiện được bản thân và kỹ năng của mình đối với sếp, từ đó họ sẽ đánh giá bạn cao hơn trong công việc.

– Trao đổi kỹ thuật với những người tech và non-tech
Khi bạn giải thích trao đổi một vấn đề kỹ thuật nào đó đối với những người cùng chuyên ngành, cùng cấp độ thì thật dễ dàng để diễn đạt, họ có thể dễ dàng hiểu bạn hơn. Nhưng để phát triển kỹ năng diễn thuyết và trao đổi phân tích kỹ thuật thì hãy thử giải thích cho những người level thấp hơn hay những người ngoài ngành. 

Có 4 nhóm người mà bạn có thể đặt mục tiêu để nâng cao kỹ năng này. 

Đầu tiên là Senior engineer, người trình độ hơn mình, dưới góc độ của họ có thể bạn sẽ không cần phải giải thích cặn kẽ, mà chỉ nêu lên ý tưởng và hướng làm là họ có thể nắm bắt được ý định của bạn. 

Nhóm thứ 2 là team member / junior, lúc này bạn phải đổi sang những từ ngữ dễ hiểu hơn một chút về kỹ thuật, tập trung vào từng bước để hoàn thành ý tưởng, hay những hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện vấn đề.

Nhóm thứ 3 là những người không chuyên về kỹ thuật nhưng trong dự án của bạn như project manager hay tester. Khi này giọng điệu và ngôn từ của bạn lại phải thay đổi, các từ chuyên dùng kỹ thuật họ sẽ không nắm được, họ chỉ hiểu về ngữ cảnh dự án và kiến thức nghiệp vụ mà thôi. Khi này bạn sẽ phải bám vào những nghiệp vụ để giải thích ý tưởng của bạn để giúp họ hiểu.

Nhóm thứ 4 là những người trái ngành và không biết gì về kỹ thuật hay dự án như bạn bè hay nhân sự. Khi này ngôn từ của bạn lại đổi sang là những ví dụ đời sống để giải thích ý tưởng, điều này giúp bạn trình bày ý tưởng thực tiễn hơn và có thể dùng cách nói chuyện này để nói chuyện với khách hàng hay người sử dụng.

Mình đã cố gắng ngắn gọn xúc tích để giúp bạn nhìn nhận được vấn đề cụ thể mà bạn cần phải học và tích lũy trên con đường trở thành một kiến trúc sư phần mềm mà bản thân mình đang luyện tập mỗi ngày. Hi vọng với những chia sẻ cá nhân của mình có thể giúp ích được bạn phần nào.

#ntechdevelopers